Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Tuyệt đẹp hình ảnh Việt Nam "không tiếng súng"

Một đất nước hình chữ S căng tràn sức sống với những con người hăng say lao động và gương mặt rạng ngời hạnh phúc sau chiến tranh hiện lên tuyệt đẹp trên báo Trung Quốc.

Việt Nam sau chiến tranh bình yên nhưng vẫn sôi động lạ thường. Đó là những lớp thanh niên bừng bừng sức trẻ hăng say lao động, là những nông dân chuyên tâm việc đồng áng, ruộng vườn, là những cụ già thảnh thơi tận hưởng cuộc sống tự do yên bình, là những em nhỏ thỏa thuê vui đùa giữa khoảng không tĩnh lặng tiếng súng, là những thiếu nữ điệu đà dạo chơi giữa phố phường, là những cô gái miệt vườn hạnh phúc với nụ cười mùa bội thu…

Mọi góc cạnh của cuộc sống sau chiến tranh tại đất nước hình chữ S được trang Hoàn Cầu, phụ san của tờ Nhân Dân nhật báo Trung Quốc lột tả rất chân thực. Những chùm ảnh dung dị này đủ sức truyền tải tới bạn đọc toàn cảnh một Việt Nam tươi đẹp, tràn đầy nhựa sống khi bước qua những năm tháng gian khổ của khói lửa chiến tranh.
 
 Thiếu nữ tinh khôi với tà áo dài truyền thống.
 
 Cụ già với nụ cười hiền hậu, tận hưởng những phút bình yên không tiếng súng.
 
 Nụ cười rạng rỡ của một phụ nữ bên gánh hàng rau.
 
 "Nụ cười tỏa nắng" của một cụ bà trong phiên chợ làng.
 
 Thiếu nữ dân tộc rạng ngời hạnh phúc bên dòng thác quê hương.
 
 Người nông dân hăng say bên thửa ruộng.
 
 Chú bé mục đồng thổi khúc sáo bình yên.
 
 Những thiếu nữ miệt vườn hối hả chở hoa quả tới chợ.
 
 Tíu tít nói cười giữa chợ hoa ven đường.
 
 Dấu vết chiến tranh còn để lại trên thân thể.
Lúc lỉu xe ngựa.
 Nụ cười rạng rỡ của thiếu nữ miệt vườn mùa bội thu cây trái.
 
 Góc bình yên với những bóng áo dài tha thướt.
 
 Rộn rịp ra khơi.
 
Vào mùa đánh bắt.
 Khúc sông quê êm ả với nụ cười giòn của lũ trẻ chăn trâu.
 
 Những thiếu nữ điệu đà thêu thùa.
 
 Nụ cười viên mãn sau buổi lao động.
 
 Trẻ em vùng biển nô đùa giữa cát vàng ngập tràn nắng mới

Học phí trường tư sẽ tăng

Hiện nhiều trường ngoài công lập tại TP.HCM đã tuyên bố tăng học phí (HP) vào năm học tới. Trong khi đó, lãnh đạo Sở GD-ĐT vẫn chưa có ý kiến thống nhất về vấn đề này.

Giữ nguyên hay điều chỉnh?


Giờ ngoại khóa của học sinh trường Tiểu học dân lập quốc tế Việt - Úc, một trong những trường sẽ tăng HP trong năm học mới - Ảnh: Đ.N.T
Cuối tháng 4 vừa qua, tại buổi họp báo công bố kế hoạch tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2011-2012, ông Huỳnh Công Minh - Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM khẳng định: “Khu vực các trường công lập tuyệt đối không thay đổi HP, khu vực ngoài công lập Sở sẽ kết hợp vận động và chỉ đạo giữ nguyên mức thu”.

Tuy nhiên, ngay trong tháng 5, nhiều trường ngoài công lập đã thông báo tăng HP trong năm học mới khiến phụ huynh lo lắng. Một phụ huynh có con học lớp 8 tại trường Phổ thông tư thục Đăng Khoa bức xúc: “Đành rằng ở trường dân lập HP là do thỏa thuận của nhà trường và phụ huynh, nhưng phụ huynh chúng tôi đã cho con vào học thì coi như phải chạy theo trường. Sở GD-ĐT nên can thiệp chứ mỗi năm mỗi tăng thì có lẽ chúng tôi lại phải tìm cách để xin về trường công lập”.

Ngày 24.5, phóng viên Thanh Niên đã trao đổi với bà Trần Thị Kim Thanh - Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, về việc quản lý mức thu HP đối với các trường ngoài công lập. Bà Thanh cho biết: “Trách nhiệm của Sở đối với các trường ngoài công lập là quản lý về chuyên môn. Riêng về HP và các khoản thu, các trường được thu theo thỏa thuận với phụ huynh. Về phía Sở, chúng tôi luôn vận động các trường thu như thế nào cho phù hợp với đời sống của người dân, chứ không can thiệp là phải thu bao nhiêu. Sở GD-ĐT không có quy định hoặc chế tài về mức thu HP của các trường này. Chỉ yêu cầu phải tính toán mức HP hợp lý”.

Khi đặt vấn đề vậy tại sao trước đó Giám đốc Sở GD-ĐT khẳng định đối với các trường ngoài công lập, Sở sẽ kết hợp vận động và chỉ đạo giữ nguyên mức thu, bà Thanh khẳng định: “Cho tới thời điểm này vẫn chưa có một thông báo mới nào về mức HP”.

Theo bà Thanh, sau khi có Nghị định 49 của Chính phủ về Quy định cơ chế thu và sử dụng HP đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến 2014-2015, Sở GD-ĐT đã tham mưu cho UBND thành phố trên cơ sở ý kiến đóng góp của các ban ngành để tăng mức thu HP.

Tuy nhiên, đề án vẫn chưa được thông qua vì thành phố đang cân nhắc dựa trên những biến động của thị trường, đời sống người dân. “Sau khi đề án được UBND thông qua, chúng tôi sẽ trình HĐND quyết định cuối cùng. Hiện tại, mức HP của TP.HCM vẫn được thu theo quyết định 49 của UBND thành phố ban hành từ năm 2000”, bà Thanh nói.

Tăng từ 10-20%

Theo lãnh đạo các trường ngoài công lập, tăng HP là việc cấp thiết phải làm do sự biến động giá cả thị trường. Hầu hết các trường đều chọn mức tăng từ 10 - 20%.

Bà Lê Thúy Hòa - Hiệu trưởng trường THPT tư thục Thái Bình (Q.Tân Bình), cho biết: “Đây là mức tăng hợp lý trong bối cảnh biến động giá cả, rất cần thiết để đảm bảo chất lượng dạy, học của trường, bữa ăn và nhu cầu sinh hoạt của học sinh”. Ông Lê Trọng Chì - Hiệu trưởng trường THPT dân lập cấp 2, 3 Đăng Khoa (Q.Phú Nhuận), tâm sự: “Chúng tôi biết rằng nếu tăng HP sẽ mất học sinh. Tuy nhiên, nếu không tăng thì sẽ không đảm bảo bữa ăn, đảm bảo chất lượng nội trú, bán trú. Một tiết dạy của giáo viên lớp 12 trước đây là 85.000 đồng, nhưng sang năm phải tăng lên 100.000 đồng/tiết thì mới giữ được họ, vì vậy nếu không tăng HP thì trường không trụ được”.

Mức thu dự kiến của các trường ngoài công lập
- Hệ thống trường quốc tế Á Châu: HP cho học sinh THCS tăng từ 3,7 lên 4,6 triệu đồng/tháng, bậc tiểu học từ 3,1 - 3,3 triệu đồng/tháng, tăng khoảng 20% so với năm học trước.

- Trường Tiểu học dân lập quốc tế Việt - Úc: HP một học phần của lớp 1 (mỗi năm 4 học phần - PV) tăng lên 15,7 triệu - 19,4 triệu đồng; lớp 2 tăng lên 16,2 - 20 triệu đồng; lớp 3 tăng lên 16,7 - 20,5 triệu đồng; lớp 4 tăng lên 17,1 - 21,2 triệu đồng; lớp 5 tăng lên 17,6 - 21,8 triệu đồng. Ở bậc mầm non, THCS và THPT mức HP cũng tăng khoảng 20%.

- Trường Phổ thông tư thục Thái Bình (Q.Tân Bình): Mức thu đối với học sinh nội trú từ 7 - 7,5 triệu đồng/tháng, học sinh bán trú từ 3,6 - 4,1 triệu đồng/tháng.

- Trường THPT dân lập cấp 2, 3 Đăng Khoa (Q.Phú Nhuận): HP sẽ tăng khoảng 10%. Cụ thể: nội trú: 4,2 triệu đồng/tháng; bán trú: 2,3 triệu đồng/tháng; ngoại trú: 1,8 triệu đồng/tháng.
 

Nhiều trường tư sắp phá sản

Ngày càng thêm nhiều trường THPT ngoài công lập không tuyển đủ học sinh, đối mặt phá sản.

21 tỉ đồng xây trường, không tuyển sinh được, hai trường THPT Ngô Sĩ Liên và THPT Đặng Tiến Đông cùng chung một chủ đầu tư và đều nằm trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Học sinh THPT ở Hà Nội
Cả hai trường xây được trên 60 phòng học kiên cố và trên 10 phòng học bán kiên cố. Các phòng có đầy đủ ánh sáng, quạt, có 32 hệ thống camera để quản lý giờ học. Bảy phòng học chất lượng cao có máy chiếu, điều hòa, trang thiết bị dạy học.
Cả hai trường đều có đủ phòng học bộ môn, phòng chức năng, thư viện, y tế, phòng truyền thống, sân chơi, bãi tập. Tổng số tiền được đầu tư để xây dựng cơ bản của hai trường lên tới 21,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, tương lai của trường hiện rất bấp bênh khi mà nguồn học sinh để tuyển ngày càng èo uột.
“Khi còn thuộc tỉnh Hà Tây, trường Ngô Sĩ Liên có 29 lớp. Nay về Hà Nội, còn 17 lớp. Trường Đặng Tiến Đông trước 24 lớp nay chỉ còn năm lớp cả ba khối” - thầy Nguyễn Huy Chuyển, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Sĩ Liên, nói.
Trường THPT An Dương Vương có một khuôn viên hơn 6.000 m² ở thị trấn Đông Anh với 30 phòng kiên cố, trong đó 24 phòng học và sáu phòng chức năng (thư viện, thí nghiệm, phòng máy). Các phòng học của trường được lắp camera, loa, màn hình tinh thể lỏng, tủ đựng đồ dùng cá nhân của học sinh (HS).
Trước đây, trường có gần 1.300 học sinh. Kể từ khi Hà Nội mở rộng, mỗi năm trường giảm vài trăm học sinh. Năm học này, chỉ còn 578 học sinh.
Cách đây ba năm, thành phố có 76 trường THPT ngoài công lập với gần 52.500 HS. Năm học này, số trường là 92 nhưng số học sinh chỉ còn chưa đầy 38.000 em.
Bất công
Theo chủ trương khuyến khích xã hội hoá giáo dục của thành phố, năm 2010, cấp THPT có 40% HS được học trong các trường ngoài công lập. Thực tế, Sở GD-ĐT đều ưu ái cho các trường công lập khi giao chỉ tiêu tuyển sinh. Kết quả, chỉ có 21,3% HS THPT đang học tại các trường ngoài công lập vào thời điểm năm 2012.
Tại hội thảo do Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội và các trường THPT ngoài công lập của Hà Nội tổ chức cuối tuần qua, ông Đoàn Hoài Vĩnh cho biết lãnh đạo Sở GD-ĐT sẽ bàn bạc, nghiên cứu đổi mới tuyển sinh, tìm cách tạo điều kiện cho các trường ngoài công lập.
Tại huyện Đông Anh, năm học 2008 - 2009, chỉ tiêu giao cho các trường THPT công lập chiếm 53,3% số HS học xong lớp 9 của huyện; năm học 2011 - 2012, tỉ lệ này tăng lên 66,29%. “Năm vừa rồi, cả chín đơn vị tuyển sinh ngoài công lập chia nhau để tuyển trong số khoảng 1.000 HS” - một đại biểu cho biết.
Một bất công khác là chi phí. Hiện nay, thành phố phân bổ định mức đầu tư cho các trường THPT công lập theo đầu học sinh với mức 4 triệu đồng/học sinh/năm. Các trường THPT ngoài công lập không được hưởng chính sách này nên mọi chi phí học tập học sinh phải gánh chịu.
Bên lề hội thảo ngày 25-2, thầy Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) - một trong những trường đắt hàng tuyển sinh bậc nhất Hà Nội - cũng đồng tình: “HS ngoài công lập cần được nhà nước hỗ trợ chi phí học tập bình đẳng với HS công lập, nhiều nước cũng đã làm như thế. Các trường THPT ngoài công lập ở ngoại thành vẫn thu học phí cao so với nhiều gia đình nông dân. Trong khi đó những trường này đóng vai trò quan trọng đối với việc nâng cao dân trí trên địa bàn”.

Tuyển sinh ĐH, CĐ 2012: Nhiều kiểu bổ sung khối A1

Hiện nhiều trường ngoài công lập tại TP.HCM đã tuyên bố tăng học phí (HP) vào năm học tới. Trong khi đó, lãnh đạo Sở GD-ĐT vẫn chưa có ý kiến thống nhất về vấn đề này.

Giữ nguyên hay điều chỉnh?


Giờ ngoại khóa của học sinh trường Tiểu học dân lập quốc tế Việt - Úc, một trong những trường sẽ tăng HP trong năm học mới - Ảnh: Đ.N.T
Cuối tháng 4 vừa qua, tại buổi họp báo công bố kế hoạch tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2011-2012, ông Huỳnh Công Minh - Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM khẳng định: “Khu vực các trường công lập tuyệt đối không thay đổi HP, khu vực ngoài công lập Sở sẽ kết hợp vận động và chỉ đạo giữ nguyên mức thu”.

Tuy nhiên, ngay trong tháng 5, nhiều trường ngoài công lập đã thông báo tăng HP trong năm học mới khiến phụ huynh lo lắng. Một phụ huynh có con học lớp 8 tại trường Phổ thông tư thục Đăng Khoa bức xúc: “Đành rằng ở trường dân lập HP là do thỏa thuận của nhà trường và phụ huynh, nhưng phụ huynh chúng tôi đã cho con vào học thì coi như phải chạy theo trường. Sở GD-ĐT nên can thiệp chứ mỗi năm mỗi tăng thì có lẽ chúng tôi lại phải tìm cách để xin về trường công lập”.

Ngày 24.5, phóng viên Thanh Niên đã trao đổi với bà Trần Thị Kim Thanh - Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, về việc quản lý mức thu HP đối với các trường ngoài công lập. Bà Thanh cho biết: “Trách nhiệm của Sở đối với các trường ngoài công lập là quản lý về chuyên môn. Riêng về HP và các khoản thu, các trường được thu theo thỏa thuận với phụ huynh. Về phía Sở, chúng tôi luôn vận động các trường thu như thế nào cho phù hợp với đời sống của người dân, chứ không can thiệp là phải thu bao nhiêu. Sở GD-ĐT không có quy định hoặc chế tài về mức thu HP của các trường này. Chỉ yêu cầu phải tính toán mức HP hợp lý”.

Khi đặt vấn đề vậy tại sao trước đó Giám đốc Sở GD-ĐT khẳng định đối với các trường ngoài công lập, Sở sẽ kết hợp vận động và chỉ đạo giữ nguyên mức thu, bà Thanh khẳng định: “Cho tới thời điểm này vẫn chưa có một thông báo mới nào về mức HP”.

Theo bà Thanh, sau khi có Nghị định 49 của Chính phủ về Quy định cơ chế thu và sử dụng HP đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến 2014-2015, Sở GD-ĐT đã tham mưu cho UBND thành phố trên cơ sở ý kiến đóng góp của các ban ngành để tăng mức thu HP.

Tuy nhiên, đề án vẫn chưa được thông qua vì thành phố đang cân nhắc dựa trên những biến động của thị trường, đời sống người dân. “Sau khi đề án được UBND thông qua, chúng tôi sẽ trình HĐND quyết định cuối cùng. Hiện tại, mức HP của TP.HCM vẫn được thu theo quyết định 49 của UBND thành phố ban hành từ năm 2000”, bà Thanh nói.

Tăng từ 10-20%

Theo lãnh đạo các trường ngoài công lập, tăng HP là việc cấp thiết phải làm do sự biến động giá cả thị trường. Hầu hết các trường đều chọn mức tăng từ 10 - 20%.

Bà Lê Thúy Hòa - Hiệu trưởng trường THPT tư thục Thái Bình (Q.Tân Bình), cho biết: “Đây là mức tăng hợp lý trong bối cảnh biến động giá cả, rất cần thiết để đảm bảo chất lượng dạy, học của trường, bữa ăn và nhu cầu sinh hoạt của học sinh”. Ông Lê Trọng Chì - Hiệu trưởng trường THPT dân lập cấp 2, 3 Đăng Khoa (Q.Phú Nhuận), tâm sự: “Chúng tôi biết rằng nếu tăng HP sẽ mất học sinh. Tuy nhiên, nếu không tăng thì sẽ không đảm bảo bữa ăn, đảm bảo chất lượng nội trú, bán trú. Một tiết dạy của giáo viên lớp 12 trước đây là 85.000 đồng, nhưng sang năm phải tăng lên 100.000 đồng/tiết thì mới giữ được họ, vì vậy nếu không tăng HP thì trường không trụ được”.

Mức thu dự kiến của các trường ngoài công lập
- Hệ thống trường quốc tế Á Châu: HP cho học sinh THCS tăng từ 3,7 lên 4,6 triệu đồng/tháng, bậc tiểu học từ 3,1 - 3,3 triệu đồng/tháng, tăng khoảng 20% so với năm học trước.

- Trường Tiểu học dân lập quốc tế Việt - Úc: HP một học phần của lớp 1 (mỗi năm 4 học phần - PV) tăng lên 15,7 triệu - 19,4 triệu đồng; lớp 2 tăng lên 16,2 - 20 triệu đồng; lớp 3 tăng lên 16,7 - 20,5 triệu đồng; lớp 4 tăng lên 17,1 - 21,2 triệu đồng; lớp 5 tăng lên 17,6 - 21,8 triệu đồng. Ở bậc mầm non, THCS và THPT mức HP cũng tăng khoảng 20%.

- Trường Phổ thông tư thục Thái Bình (Q.Tân Bình): Mức thu đối với học sinh nội trú từ 7 - 7,5 triệu đồng/tháng, học sinh bán trú từ 3,6 - 4,1 triệu đồng/tháng.

- Trường THPT dân lập cấp 2, 3 Đăng Khoa (Q.Phú Nhuận): HP sẽ tăng khoảng 10%. Cụ thể: nội trú: 4,2 triệu đồng/tháng; bán trú: 2,3 triệu đồng/tháng; ngoại trú: 1,8 triệu đồng/tháng.